tienphong.vn 10/04/2024 | 15:31
TPO – Nhiều địa phương ở Bình Thuận đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt nghiêm trọng. Hàng loạt hồ, đập thủy lợi, sông suối trên địa bàn đã cạn trơ đáy…
Theo thống kê mới nhất đến đầu tháng 4/2024, toàn tỉnh Bình Thuận có 41 xã, phường, thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt, lượng nước tại các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh chỉ còn 115/363 triệu m3 – đạt 31% thiết kế. Nếu tình trạng nắng nóng, hạn hán tiếp tục kéo dài thì nguồn nước cho cây trồng, vật nuôi và sinh hoạt của người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Hồ chứa nước Tà Mon, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, có sức chứa 600.000 m3, cung cấp nước chính cho các hộ dân trồng thanh long tại thôn Tà Mon, nhưng hiện nay lòng hồ đã cạn khô, trơ đáy, nhiều chỗ dưới đáy hồ nứt toác, chỉ còn vài vũng nước nhỏ. Ông Nguyễn Thái Danh, Trưởng trạm Sông Phan – Tà Mon, chi nhánh Hàm Thuận Nam, Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận cho biết năm nay là năm cực hạn nên ảnh hưởng đến nguồn nước. Năm trước, nước hồ Tà Mon còn sử dụng được đến hết cuối tháng 3, nhưng năm nay từ giữa tháng 3 hồ đã cạn không còn nước tưới. Nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã cạn trơ đáy, đất nứt nẻ do nắng nóng kéo dài. Ngoài hồ Tà Mon và Sông Phan khô đáy dừng hoạt động, các hồ thủy lợi khác tại huyện Hàm Thuận Nam như hồ Ba Bàu, Đu Đủ đến nay đã xấp xỉ xuống mực nước c h ế t. Hồ Tà Mon cạn khô chỉ còn vài vũng nước nhỏ. Một dòng kênh cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã khô cạn, trơ đáy. Tỉnh Bình Thuận hiện có đến 35 xã bị thiếu hụt lượng mưa và nguồn nước từ 3-6 tháng và theo cấp độ rủi ro thiên tai bị xếp từ cấp 3 đến cấp 4. Các hồ thủy lợi khô nước, không đủ nguồn nước cung cấp cho việc tưới tiêu, nhiều vườn thanh long của bà con huyện Hàm Thuận Nam cháy khô, gây thiệt hại lớn đến kinh tế nông nghiệp của người dân. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 357.000 ha đất nông nghiệp và có 49 hồ chứa nước, với tổng dung tích chứa 442 triệu m3. Dung lượng của các hồ chứa nước hiện tại cộng với nguồn nước ở sông, suối khác chỉ đủ tưới cho khoảng 57.000 ha. Nếu tính toán 100 triệu m3 tưới được cho 10.000 ha, với 300.000 ha đất nông nghiệp còn lại sẽ phải cần đến 3 tỷ m3 nước/năm. Không có nước tưới, nhiều cánh đồng ở Bình Thuận bỏ hoang, phủ một màu trắng xám. Một vườn điều ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận xơ xác vì thiếu nước. Để giải quyết bài toán lâu dài về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho người dân huyện Hàm Thuận Nam, hiện tỉnh Bình Thuận đang triển khai xây dựng hồ chứa nước Ka Pét với sức chứa 51,2 triệu m3 nước cung cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp cho người dân huyện Hàm Thuận Nam. Biện pháp cấp bách giảm thiểu nguy cơ thiếu nước sinh hoạt ở Đà Lạt
22/03/2024
Khoảng 12.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước ngọt, phải mua hơn 40.000 đồng/m3
08/03/2024
Hồ Đan Kia gần mực nước c h ế t, nguy cơ thiếu nước sinh hoạt ở Đà Lạt
28/02/2024
Nguy cơ khô hạn thiếu nước diện rộng từ tháng 3 đến tháng 5 ở Kon Tum
21/02/2024
Duy Quang
Nguồn bài viết:
https://tienphong.vn/tan-thay-loat-ho-dap-thuy-loi-song-suoi-o-binh-thuan-can-tro-day-post1627703.tpo