Bộ GD-ĐT kiểm tra 24 tỉnh, thành về dạy thêm, học thêm

4

vietnamnet.vn

Trong báo cáo gửi Quốc hội về kết quả thực hiện Nghị quyết 41/2021/QH15 và Nghị quyết 109/2023/QH15, Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2024, Bộ đã ban hành kế hoạch kiểm tra trong đó có nội dung kiểm tra tại 24 Sở GD-ĐT về “thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học, thực hiện Chương trình GDPT 2018, lựa chọn SGK, dạy thêm, học thêm”.

Theo đó, Bộ GD-ĐT đã kiểm tra tại 24 Sở GD-ĐT thuộc các tỉnh, thành gồm: Quảng Ngãi, Bạc Liêu, Hưng Yên, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Phước, Quảng Bình, Ninh Thuận, Kon Tum, Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Hậu Giang, Sơn La, Bắc Kạn, Nam Định, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Điện Biên, Hà Nam, Hải Phòng, Đồng Tháp, Quảng Ngãi, Cần Thơ.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng thực hiện thanh tra chuyên ngành một số cơ sở giáo dục đại học; triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ở các khâu chuẩn bị, coi thi, chấm thi.

Bộ cũng thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 tại 4 sở GD-ĐT (Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Cần Thơ) và chuẩn bị ban hành kết luận thanh tra các Sở GD-ĐT. Cùng đó, Bộ tổ chức thanh tra, kiểm tra kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 – 2024 tại các hội đồng coi thi, chấm thi, phúc khảo bài  thi; thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh trung học; thanh tra việc tuyển sinh vào lớp 10 của 2 sở GD-ĐT Hà Nội và Hải Phòng.

Về vấn dề dạy thêm, học thêm, Bộ GD-ĐT cho hay, việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm ở các địa phương hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Vì vậy, Bộ GD-ĐT tiếp tục đề xuất đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, làm cơ sở để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, bảo đảm sự phù hợp, thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động này trong và ngoài nhà trường.

Tranh luận về bài thơ có 'đủ tầm' được đưa vào sách giáo khoa

Tranh luận về bài thơ có ‘đủ tầm’ được đưa vào sách giáo khoa

Bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” của tác giả Tô Hà (trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) đang gây xôn xao trên mạng xã hội và làm nổ ra cuộc tranh luận liệu có ‘xứng đáng’ được đưa vào sách giáo khoa.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phủ nhận chuyện 'làm SGK rất lãi'

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phủ nhận chuyện ‘làm SGK rất lãi’

Liên quan đến giá sách giáo khoa (SGK) đầu năm học mới, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, khẳng định, lợi nhuận từ SGK hầu như không có hoặc có rất ít.


Nguồn bài viết:
https://vietnamnet.vn/bo-gd-dt-kiem-tra-24-so-gd-dt-ve-day-them-hoc-them-2332606.html