Hồ thủy điện nào lớn nhất Việt Nam?

6

vietnamnet.vn

right arrow blue
Xem các bài viết của tác giả

Việt Nam có tiềm năng thủy điện dồi dào, nhiều nhà máy thủy điện lớn.

1. Nhà máy thủy điện nào có công suất lớn nhất cả nước?

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
0%

Nhà máy thuỷ điện Lai Châu
0%

Nhà máy thuỷ điện Sơn La
0%

Nhà máy thuỷ điện Yaly
0%

Chính xác

Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2/12/2005, trên sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La với sự hướng dẫn của các chuyên gia nước ngoài từ Nga, Châu Âu, Trung Quốc… Ngày 23/12/2012, công trình thủy điện Sơn La chính thức khánh thành, trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với cao độ đỉnh đập 228,1m, dài 961,6m, chiều rộng đáy đập 105m, chiều rộng đỉnh 10m. Dung tích hồ chứa thủy điện là 9,26 tỷ m3 với tổng công suất lắp ráp 2.400MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 10 tỷ kW.

2. Nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam tên là gì?

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
0%

Nhà máy thuỷ điện Trị An
0%

Nhà máy thuỷ điện Ankroet
0%

Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim
0%

Chính xác

Nhà máy thủy điện Ankroet là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam, xây dựng trên suối Vàng ở thôn Đan Kia xã Lát huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Thủy điện Ankroet có công suất lắp máy 600kW với hai tổ máy, khởi công tháng 10/1942 và khánh thành tháng 10/1945, chính thức phát điện năm 1946. Thủy điện Ankroet ở bên hồ Dankia – Suối Vàng, cách thành phố Đà Lạt gần 20km về phía tây bắc. Nước từ hồ qua ống áp lực xuyên rừng chuyển đến nhà máy cách hồ cỡ 1km. Nhà máy có kiến trúc đá rất đặc trưng của vùng tây nam nước Pháp và kiến trúc công xưởng đặc trưng đầu thế kỷ 20.

3. Hồ thủy điện nào lớn nhất cả nước?

Hồ thuỷ điện Sơn La
0%

Hồ thuỷ điện Huổi Quảng
0%

Hồ thuỷ điện Trị An
0%

Hồ thuỷ điện Hoà Bình
0%

Chính xác

Hồ Hòa Bình hay hồ thủy điện Hòa Bình là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nằm trên sông Đà với chiều dài 230km từ Hoà Bình đi Sơn La. Đập chính của hồ nằm tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Dung tích của hồ vào khoảng 9,45 tỷ m3 và có tất cả 12 cửa xả đáy.

4. Các nhà máy thủy điện nào sau đây được xây dựng trên sông Đà?

Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Thác Bà
0%

Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Bản Chát
0%

Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Hủa Na
0%

Hoà Bình, Sơn La, Thác Bà, Hủa Na
0%

Chính xác

Sông Đà còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông Đà dài 927 km có tài liệu ghi 983km hoặc 910km. Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Đoạn ở Việt Nam dài 527km (có tài liệu ghi 543km). Điểm đầu là biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Sông Đà có giá trị thuỷ điện rất lớn. Trên dòng sông này có nhiều nhà máy thuỷ điện như Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Bản Chát

5. Nhà máy thủy điện nào có công suất lớn nhất phía Nam?

Nhà máy thuỷ điện Ialy
0%

Nhà máy thuỷ điện Sê San 4
0%

Nhà máy thuỷ điện Trị An
0%

Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi
0%

Chính xác

Nhà máy thủy điện Ialy là nhà máy thủy điện trên dòng Krông B’Lah ở ranh giới huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum và huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai. Thủy điện Ialy có công suất lắp máy 720MW với 4 tổ máy, điện lượng bình quân năm là 3.650 triệu kWh. Công trình khởi công năm 1993 và khánh thành vào ngày 27/4/2002. Lòng hồ thủy điện Ialy rộng tới 64,5km², dung tích c h ế t 258,07triệu m³, dung tính hữu ích 779,02 triệu m³, phần lớn nằm trên địa phận huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, thuộc lưu vực sông Pô Kô và Đăk Bla.

back_to_top

detail?id=2331562&w=000003


Nguồn bài viết:
https://vietnamnet.vn/nha-may-thuy-dien-nao-lon-nhat-viet-nam-2331562.html