Ngành Giao thông vận tải: Những hoạch định dài hơi

19

baokontum.com.vn

25/03/2024 13:09

Trên cơ sở Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31/12/2023, ngành Giao thông Vận tải (GTVT) đã và đang tập trung vào phương án phát triển mạng lưới giao thông để hiện thực hóa Quy hoạch đối với lĩnh vực của ngành, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng phát triển.

Trong những năm qua, tỉnh ta đã ưu tiên và tranh thủ các nguồn lực đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến quốc lộ (QL), tỉnh lộ (TL) quan trọng như: Đường Hồ Chí Minh đoạn Tân Cảnh đến Kon Tum, tuyến tránh thành phố Kon Tum, QL24, QL14C, QL40, QL40B, TL671, TL675, đường tái định cư thủy điện Plei Krông và nhiều tuyến đường huyện, đường xã. Hiện, toàn tỉnh có gần 6.200km đường giao thông, trong đó, có 6 QL dài 522km; mạng lưới TL với chiều dài 525km. Tình trạng kỹ thuật và chất lượng mặt đường được cải thiện, mặt đường bê tông xi măng và nhựa tăng từ 30% lên 70%; mặt đường đất, cấp phối giảm từ 65% xuống 30%; 100% đường trục xã, liên xã được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, đảm bảo giao thông thuận lợi cả 2 mùa cơ bản đáp ứng được kỳ vọng, nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân.

163640QL%2024%20%C4%91ep%20nh%C6%B0%20%C4%91%E1%BA%A3i%20l%E1%BB%A5a%20(2)

QL24 đẹp như dãi lụa. Ảnh: P.N

 

Tuy nhiên, các đoạn còn lại của QL24 qua tỉnh dài 25,2km qua xã Hiếu, xã Pờ Ê và 4,7km (từ km113+588 – km118+250) qua trung tâm thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) chưa được đầu tư nâng cấp theo quy hoạch (cấp III miền núi); QL14C còn lại dài 62km (từ km10-km72) chưa được đầu tư vào cấp theo quy hoạch được phê duyệt (cấp IV miền núi); toàn tỉnh hiện nay chưa có tuyến cao tốc nào được đầu tư.

Trong Quy hoạch tỉnh được duyệt cũng đã xác định rõ 6 hành lang phát triển để thúc đẩy kinh tế phát triển. Hành lang dọc theo đường Hồ Chí Minh (QL14) và cao tốc Bắc Nam, kết nối tỉnh Kon Tum với các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai và liên kết với tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

 Hành lang dọc theo QL24 và cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum, kết nối tỉnh Kon Tum với khu vực tỉnh Quảng Ngãi; là trục giao thông và hành lang kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra quan hệ hỗ trợ, kích thích phát triển giữa các huyện trong tỉnh.

 Hành lang dọc theo QL40, QL40B, liên kết phát triển với các địa phương trong và ngoài nước; có ảnh hưởng và đóng góp lớn về kinh tế mậu biên, du lịch, dịch vụ và sản xuất công nghiệp của tỉnh.

 Hành lang dọc theo QL14C, liên kết phát triển với huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho các huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, Ia H’Drai.

Hành lang dọc theo QL24D và Đường tỉnh 674, kết nối các huyện Sa Thầy, Đăk Hà, Tu Mơ Rông với tỉnh Quảng Ngãi; có vị trí quan trọng và ảnh hưởng lớn về kinh tế, du lịch, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

163702h%E1%BA%A1%20t%E1%BA%A7ng%20giao%20th%C3%B4ng%20v%C6%B0%C6%A1n%20t%E1%BB%9Bi%20v%C3%B9ng%20s%C3%A2u%20%E1%BB%9F%20t%E1%BB%89nh

Hạ tầng giao thông vươn tới vùng sâu ở tỉnh. Ảnh: PN

 

Hành lang dọc theo Đường tỉnh 672 – Đường tỉnh 676, kết nối các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei với tỉnh Gia Lai; phát triển du lịch và nông nghiệp đặc thù như sâm Ngọc Linh, chăn nuôi các loại gia súc lớn và bảo tồn các loại gen, giống quý và đa dạng sinh học của tỉnh; có đóng góp lớn về kinh tế nông nghiệp và du lịch cho tỉnh.

Để hiện thực hóa quy hoạch được duyệt, thời gian tới, ngành GTVT đã và đang tham mưu UBND tỉnh triển khai phương án phát triển mạng lưới giao thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bám sát định hướng của quy hoạch cấp quốc gia để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, thúc đẩy liên kết vùng. Tập trung xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông huyết mạch kết nối trung tâm vùng, trọng điểm như dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ngọc Hồi- Kon Tum-Pleiku, dự án Cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum; phát triển các kho tàng, bến bãi, bến thủy nhằm gia tăng năng lực vận tải, giao thương hàng hóa và dịch vụ.

Trong đó, tranh thủ và ưu tiên các nguồn lực để tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống đường quốc lộ, đặc biệt, ưu tiên đầu tư nâng cấp tuyến QL24, QL40B, QL40, QL14C, các đoạn tuyến tránh đường Hồ Chí Minh (QL14), QL24D.

Ngoài ra, từ nay đến năm 2030 và những năm sau đó, tập trung nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới 16 tuyến đường tỉnh (14 tuyến cải tạo và 2 tuyến xây dựng mới) tối thiểu đạt cấp IV miền núi, một số tuyến quan trọng đạt đường cấp III miền núi, quy mô tối thiểu từ 2-4 làn xe. Ưu tiên nâng cấp cái tạo các tuyến đường tỉnh 671, 673, 675, 676, 679… để đảm bảo nhu cầu đi lại và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. 

Đối với đường huyện, sẽ triển khai nâng cấp, cải tạo, mở rộng 7 tuyến đường huyện, đường liên huyện và 5 tuyến đường lên các cửa khẩu, lối mở, cột mốc biên giới thành đường cấp tỉnh, quy mô đương đạt tối thiểu cấp IV; các đoạn khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V.

Đối với đường nông thôn, tiếp tục huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình MTQG để phát triển hạ tầng giao thông gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Với những hoạch định dài hơi và những kế hoạch tranh thủ nguồn lực đầu tử hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, mục tiêu mà tỉnh ta và ngành GTVT xây dựng sẽ sớm hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên lĩnh vực giao thông, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển bền vững.

Phúc Nguyên


Nguồn bài viết:
http://baokontum.com.vn/kinh-te/nganh-giao-thong-van-tai-nhung-hoach-dinh-dai-hoi-39960.html