Một số kết quả của Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

61

baokontum.com.vn

18/01/2024 16:11

Sau 3,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm và thống nhất, đồng thuận rất cao, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 4 luật, nghị quyết quan trọng:  Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

150917C%C3%A1c%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20tham%20d%E1%BB%B1%20Phi%C3%AAn%20b%E1%BA%BF%20m%E1%BA%A1c

Các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên bế mạc. Ảnh: HN  

 

Trong đó, Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước, có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, cũng là dự án Luật rất khó và phức tạp. Dự án Luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước; được trình Quốc hội tại 4 kỳ họp, 2 Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, 8 phiên họp chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trong đó có 01 phiên cho ý kiến về Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân) và được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động và trên 12 triệu lượt ý kiến của nhân dân…

Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều; đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp này, cùng với Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua và có hiệu lực đồng thời từ 01/01/2025 đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng – an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

150945Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20bi%E1%BB%83u%20quy%E1%BA%BFt%20th%C3%B4ng%20qua%20Lu%E1%BA%ADt%20%C4%91%E1%BA%A5t%20%C4%91ai s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: HN  

 

Đối với Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), với các nội dung được sửa đổi, bổ sung rất căn bản, toàn diện và đồng bộ, Luật Các tổ chức tín dụng sẽ góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh, ổn định và bền vững của hệ thống; tăng cường tính công khai, minh bạch, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế phổ biến; hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý nợ xấu, tình trạng sở hữu chéo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng và phát triển những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại có giá trị gia tăng cao; tăng cường năng lực tài chính, quản trị và chất lượng hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng; phân định rõ thẩm quyền, tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp; nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức tín dụng…

Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn và nhất trí cao thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là bước tiếp nối kết quả giám sát tối cao về chuyên đề này của Quốc hội tại kỳ họp trước, khẳng định tinh thần trách nhiệm, đi đến cùng vấn đề giám sát, qua đó, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề về tài chính, ngân sách, cho phép phân bổ, sử dụng gần 64.000 tỷ đồng cho các nhiệm vụ, dự án thuộc 5 lĩnh vực: quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, khoa học công nghệ và giao thông, trong đó dành gần 58.000 tỷ đồng cho 32 dự án giao thông trọng điểm. Cùng với các dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định đầu tư từ đầu nhiệm kỳ và Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, những vấn đề tài chính, ngân sách được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp này là tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm, thúc đẩy phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường cao tốc, đường ven biển, cảng hàng không, các dự án liên kết vùng, góp phần hoàn thành mục tiêu có hơn 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025.

151044%C4%90BQH%20t%E1%BB%89nh%20Kon%20tum%20tham%20gia%20h%E1%BB%8Dp%20T%E1%BB%95

ĐBQH tỉnh Kon Tum tham gia họp Tổ. Ảnh: HN  

 

Tại phiên thảo luận Tổ sáng 16/1, đại biểu Quốc hội Phạm Đình Thanh đã phát biểu tham gia 4 ý kiến đối với Dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về cơ chế, chính sách đặc thù; xem xét tích hợp nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia trùng lắp về mục tiêu, nội dung, đối tượng thụ hưởng; về đối tượng được hỗ trợ vay vốn ưu đãi qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội;…

Hồ Nam


Nguồn bài viết:
http://baokontum.com.vn/thoi-su-chinh-tri/mot-so-ket-qua-cua-ky-hop-bat-thuong-lan-thu-5-quoc-hoi-khoa-xv-36960.html