baotintuc.vn
Cà phê hái chín giúp Hợp tác xã cà phê sạch Măng Đen (Kon Tum) tạo ra các sản phẩm cà phê chất lượng cao đến với khách hàng. Ảnh: Dư Toán/TTXVN
Cùng với đó, tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 20,92 tỷ USD. Như vậy, thặng dư thương mại toàn ngành khoảng 8,28 tỷ USD, tăng 62,4%.
Trong số đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 15,76 tỷ USD, tăng 24,4%; lâm sản chính đạt 7,95 tỷ USD, tăng 21,2%; thủy sản đạt 4,36 tỷ USD, tăng 4,9%; sản phẩm chăn nuôi đạt 240 triệu USD, tăng 3,8%.
Có 5 mặt hàng có thặng dư thương mại cao nhất gồm: gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,16 tỷ USD, tăng 22,5%; cà phê đạt 3,14 tỷ USD, tăng 36,2%; rau quả đạt 2,42 tỷ USD, tăng 35,3%; gạo đạt 2,31 tỷ USD, tăng 27%; tôm đạt 1,43 tỷ USD, tăng 13,3%.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là cà phê, cao su, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, sản phẩm gỗ. Sản phẩm gạo và hạt điều có sự tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể gạo đạt 4,68 triệu tấn (tăng 10,4%) với giá trị 2,98 tỷ USD (tăng 32%); hạt điều đạt 350.000 tấn (tăng 24,9%) với giá trị 1,92 tỷ USD (tăng 17,4%).
Riêng cà phê tuy giảm về khối lượng đạt 902.000 tấn, giảm 10,5%, nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 50,4% nên giá trị xuất khẩu đạt 3,22 tỷ USD, tăng 34,6%.
Sản xuất gỗ ván ép cong xuất khẩu tại nhà máy của Công ty TNHH Gỗ ván ép Nhật Nam, xã An Điền, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Về thị trường xuất khẩu: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,7%, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái; Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 9,5% và Nhật Bản chiếm 6,7%, tăng 5%.
Nguồn bài viết:
https://baotintuc.vn/kinh-te/kinh-te-6-thang-xuat-sieu-nong-lam-thuy-san-tang-tren-62-20240628102321110.htm