Triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

33

baokontum.com.vn

17/04/2024 11:57

Sáng 17/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố nhằm tổng kết công tác PCTT-TKCN năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Hữu Tháp- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT- TKCN&PTDS tỉnh chủ trì Hội nghị.

114957%C4%90%E1%BB%93ng%20ch%C3%AD%20Ph%C3%B3%20Ch%E1%BB%A7%20t%E1%BB%8Bch%20UBND%20t%E1%BB%89nh%20Nguy%E1%BB%85n%20H%E1%BB%AFu%20Th%C3%A1p%20ph%C3%A1t%20bi%E1%BB%83u%20k%E1%BA%BFt%20lu%E1%BA%ADn%20H%E1%BB%99i%20ngh%E1%BB%8B

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: THthoi su chinh tri

 

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh, mùa khô năm 2023, trên địa bàn tỉnh không có thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra. Tuy nhiên, trong năm 2023, do ảnh hưởng của mưa bão và những đợt mưa lớn, lũ quét, sạt lở, ngập lụt đã gây thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Cụ thể, thiên tai đã làm 4 người c h ế t, 152 nhà ở của người dân, 5 điểm trường, 1 trạm y tế bị ảnh hưởng; 295,37 ha cây trồng bị thiệt hại,17,76 ha ao nuôi cá bị ngập; 12 công trình thủy lợi, nước sinh hoạt bị hư hỏng, xói lở kênh mương; nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên thôn, liên xã bị hư hỏng, xói lở… Tổng giá trị thiệt hại do ảnh hưởng mưa lũ, bão gây ra trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 ước trên 127,42 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, theo thông tin từ Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần- Viện Vật lý địa cầu, trong năm 2023, tại huyện Kon Plông và vùng lân cận, đã xảy ra hơn 316 trận động đất. Tuy nhiên, dư chấn động đất gây lung lắc trong thời gian rất ngắn nhưng chưa gây thiệt hại về người và tài sản.

Mặc dù điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng các cấp, các ngành của tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời, hiệu quả các phương án ứng phó với bão, mưa lũ. Bằng nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, nguồn dự phòng ngân sách tỉnh và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác, đến nay các công trình cơ sở hạ tầng cơ bản khắc phục đáp ứng giao thông đi lại, phục vụ cho sản xuất, sớm ổn định đời sống, sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum, thời gian tới, nền nhiệt độ tiếp tục tăng cao; nắng nóng có khả năng xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm; tình trạng khô hạn, thiếu nước xảy ra tại nhiều địa phương.

Trong 6 tháng cuối năm 2024, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Kon Tum khả năng gây mưa lớn trên diện rộng, với lượng mưa từ 100-250mm/đợt, kèm theo dông, sét, mưa đá, có từ 2-3 cơn bão.

Tại Hội nghị, các sở, ngành, địa phương tập trung thảo luận, đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể để chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với các sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2024, nhằm giảm những thiệt hại do thiên tai gây ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh xuống mức thấp nhất.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp đề nghị, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương và tỉnh về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước; theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về thời tiết, khí tượng, thủy văn, nguồn nước để chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, các ngành, đơn vị, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện phương án ứng phó với từng tình huống thiên tai cụ thể có thể xảy ra trên từng địa bàn, nhất là các vùng có nguy cơ sạt lở, ngập lụt; theo dõi chặt chẽ diễn biến từng tình huống thiên tai, sự cố để chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả, khắc phục khẩn trương hậu quả do thiên tai gây ra; thống kê cụ thể những  vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, các tuyến đường đi qua ngầm, tràn để chủ động phương án ứng phó và có kế hoạch thiết lập hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm cho nhân dân được biết, để phòng tránh. Đồng thời, quan tâm kiện toàn Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, bởi đây là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” là lực lượng phản ứng nhanh, kịp thời xử lý các tình huống về PCTT tại cơ sở; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về diễn biến của thời tiết, thiên tai, thông tin dự báo, cảnh báo, các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, ứng phó thiên tai của Trung ương và tỉnh để người dân biết, chủ động phòng tránh…

Thùy Hương

         


Nguồn bài viết:
http://baokontum.com.vn/thoi-su-chinh-tri/trien-khai-nhiem-vu-phong-chong-thien-tai-va-tim-kiem-cuu-nan-nam-2024-40390.html