Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu phát triển chăn nuôi năm 2024

16

baokontum.com.vn

24/01/2024 15:22

Ngày 22/1, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn ký ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về triển khai các biện pháp phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh năm 2024, trong đó yêu cầu đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu phát triển chăn nuôi.

151041T%C4%83ng%20c%C6%B0%E1%BB%9Dng%20ki%E1%BB%83m%20so%C3%A1t,%20ph%C3%B2ng%20ch%E1%BB%91ng%20d%E1%BB%8Bch%20b%E1%BB%87nh%20nguy%20hi%E1%BB%83m%20tr%C3%AAn%20%C4%91%C3%A0n%20v%E1%BA%ADt%20nu%C3%B4i

Tăng cường kiểm soát, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi. Ảnh: TH

 

Chỉ thị số 06 nêu rõ: Năm 2023, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục trâu bò, Cúm gia cầm, Tai xanh, Dại động vật không xảy ra. Chăn nuôi và thủy sản đạt và vượt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Năm 2024, chỉ tiêu về phát triển chăn nuôi được giao tăng hơn so với năm trước (tổng đàn trâu là 25.000 con, tổng đàn bò là 100.000 con). Để hoàn thành chỉ tiêu này, cũng như phòng, chống hiệu quả dịch bệnh nguy hiểm ở động vật nuôi, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao độ của chính quyền địa phương và ngành Nông nghiệp.

Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai thực hiện, phân công rõ trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân về phát triển chăn nuôi, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Trong đó, về phát triển chăn nuôi, phấn đấu đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu năm 2024. Khẩn trương thực hiện tổng rà soát, thống kê đàn trâu, bò trên địa bàn (bao gồm cả bê, nghé); triển khai thực hiện tốt giải pháp phát triển chăn nuôi, phát triển nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ con giống (trâu, bò) cho người dân phát triển chăn nuôi, tăng tỷ lệ tổng đàn.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; công khai danh sách các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn để người dân biết và chọn mua con giống đảm bảo chất lượng. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi.

Tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và khuyến khích người chăn nuôi đầu tư chăn nuôi quy mô trang trại; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra và phát triển chăn nuôi; bố trí quỹ đất để trồng các giống cỏ có năng suất, chất lượng cao nhằm đáp ứng đủ thức ăn xanh cho gia súc.

Chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện dự án chăn nuôi trên địa bàn liên quan đến sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y.

Khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi; thành lập các đoàn công tác đi đến cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi, đặc biệt chú trọng các địa phương vùng cao, nơi vật nuôi có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều do đói, rét (Tu Mơ Rông, Kon Plông, Đăk Glei).

Về phòng, chống dịch bệnh động vật, tăng cường tuyên truyền và đa dạng hóa các phương thức truyền thông phù hợp với đặc điểm dân cư trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức của người dân và ý thức chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi, bệnh truyền lây từ động vật sang người; hướng dẫn người chăn nuôi quản lý, cách ly, xử lý, chăm sóc cho vật nuôi mắc bệnh khi có dịch bệnh xảy ra.

Tiếp tục chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi (kể cả thủy sản) và bệnh truyền lây từ động vật sang người theo quy định của pháp luật, các chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh.

Tổ chức triển khai công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đảm bảo hiệu quả, tỷ lệ theo quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn huyện, thành phố (kể cả tại các khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới vào địa bàn tỉnh), đặc biệt đối với các dự án có hỗ trợ vật nuôi (trâu, bò, heo, gia cầm) cho người dân để chăn nuôi phát triển kinh tế hộ gia đình.

Tổ chức kiểm soát g i ế t mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở g i ế t mổ động vật trên địa bàn huyện, thành phố theo quy định pháp luật và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh động vật.

151153Khuy%E1%BA%BFn%20kh%C3%ADch%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20ch%C4%83n%20nu%C3%B4i%20theo%20quy%20m%C3%B4%20trang%20tr%E1%BA%A1i

Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại. Ảnh: TH

 

Chủ tịch UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả phát triển chăn nuôi năm 2024 và dịch bệnh trên đàn vật nuôi nếu để dịch bệnh phát sinh, lây lan ra diện rộng làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi, cũng như xảy ra tình trạng gia súc, gia cầm c h ế t do đói, rét- Chỉ thị 06 nhấn mạnh.

Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai các giải pháp phát triển chăn nuôi, phát triển nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế nhằm đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển chăn nuôi và thủy sản được giao trong năm 2024.

Riêng Sở NN&PTNT, bên cạnh các nhiệm vụ chuyên ngành được giao, chịu trách nhiệm  thành lập đoàn công tác làm việc với các địa phương để đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn triển khai công tác phát triển chăn nuôi: phòng, chống dịch bệnh động vật.

Thành Hưng


Nguồn bài viết:
http://baokontum.com.vn/thoi-su-chinh-tri/dam-bao-hoan-thanh-chi-tieu-phat-trien-chan-nuoi-nam-2024-37064.html