Để không còn nghe những tiếng thở dài

3

baokontum.com.vn

Tôi và chủ nhà đứng bần thần nhìn dãy chuồng trại bỏ không. Trên nền chuồng và các bức tường còn đầy vôi bột. “Cơ quan thú y cũng đã hướng dẫn phun thêm hóa chất ở khu vực xung quanh rồi. Đợt này thiệt hại nặng quá”- chủ nhà thở dài.

Sau một thời gian tạm lắng, dịch tả lợn Châu Phi tái xuất hiện trên địa bàn huyện Đăk Hà. Ổ dịch đầu tiên được ghi nhận ngày 28/6 (thời điểm có kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng IV) tại một hộ gia đình ở thôn 3, xã Đăk La, huyện Đăk Hà. 

Đây là hộ chăn nuôi đầu tiên của huyện Đăk Hà có lợn nuôi bị mắc dịch tả lợn Châu Phi trong năm 2024. 

Theo trình bày của chủ hộ, ngày 23/6/2024, gia đình ông mua 24 con lợn thịt từ các hộ buôn bán chợ phiên tại thị trấn Đăk Hà. Đến ngày 28/6, có 18 con lợn trong đàn lợn có triệu chứng sốt, bỏ ăn, tiêu chảy. Gia đình ông tự mua thuốc điều trị cho số lợn bị bệnh nhưng không khỏi nên trình báo cho chính quyền địa phương.

Sau đó, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn 68 con của hộ gia đình này. Đồng thời hướng dẫn chủ nuôi vệ sinh chuồng trại; triển khai các biện pháp nhằm khoanh vùng ổ dịch, ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

171849L%E1%BB%B1c%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20ch%E1%BB%A9c%20n%C4%83ng%20ti%C3%AAu%20h%E1%BB%A7y%20%C4%91%C3%A0n%20l%E1%BB%A3n%20b%E1%BB%8B%20b%E1%BB%87nh

Lực lượng chức năng tiêu hủy đàn lợn bị bệnh. Ảnh: TH

 

Tôi và chủ nhà đứng bần thần nhìn dãy chuồng trại bỏ không. Trên nền chuồng và các bức tường còn đầy vôi bột. “Cơ quan thú y cũng đã hướng dẫn phun thêm hóa chất ở khu vực xung quanh rồi. Đợt này thiệt hại nặng quá”- chủ nhà thở dài.

Tiếng thở dài nghe não cả lòng!

Cuối năm ngoái, khi dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở huyện Đăk Glei, tôi cũng nghe những tiếng thở dài như vậy tại một gia đình phải tiêu hủy đàn lợn đang lớn đẹp như tranh vẽ.

Hôm đoàn chống dịch của xã đem lợn đi tiêu hủy, vợ chồng bần thần nhìn, không dám đi theo, vì “sợ trông thấy rồi sẽ buồn thêm”. Có bao nhiêu vốn liếng, kể cả vay ngân hàng, dồn vào đàn lợn thịt, chăm bẵm ngày đêm để xuất bán dịp tết, nay đều chôn theo cả. 

Hành trình từ cận nghèo đến nghèo nhanh như một cơn gió, một cái phủi tay đối với gia đình. Chị vợ thở dài não nuột: Bây giờ chợp mắt là thấy đàn lợn đang độ lớn đòi ăn, tỉnh dậy thì nhớ tới nợ nần giăng tứ phía.

Anh chồng hít hà: Thật là khổ không biết sao mà nói. Cũng một phần do mình, cứ nghĩ mấy năm nay rồi, ở khu vực này có bị dịch bệnh đâu, nên chủ quan.

Đàn lợn bị tiêu huỷ, vùi theo đó bao nhiêu là kỳ vọng, là ước mơ, là khao khát vươn lên của các hộ gia đình chăn nuôi- trong đó có những hộ còn khó khăn đã dồn vốn đầu tư chăn nuôi với hy vọng thoát nghèo.

Điều may mắn là, dịch bệnh xảy ra ở diện nhỏ, lẻ, nên cơ bản bước đầu đã được khống chế. Nhưng cũng dấy lên những lo lắng trong phòng, chống dịch bệnh.

Lo lắng ấy là hoàn toàn có cơ sở. Hiện nay, chăn nuôi lợn ở tỉnh ta chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, đan xen trong khu dân cư nên rất khó kiểm soát được tổng đàn, tiềm ẩn nhiều yếu tố lây bệnh nhanh và rộng.

Bên cạnh đó, đa số địa phương chưa có khu g i ế t mổ gia súc tập trung, hoạt động g i ế t mổ gia súc chủ yếu là hộ gia đình, kinh doanh tại chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm, đường phố, khu dân cư.

Việc kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn vào địa bàn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người dân vận chuyển nhỏ lẻ qua các đường ngang ngõ tắt nhập lậu vào địa bàn để tiêu thụ khá phổ biến, dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.

Đặc biệt, ý thức phòng dịch của người chăn nuôi nhỏ lẻ còn hạn chế. Tôi vẫn nhớ cảm giác vừa bất lực vừa bất bình trong chuyến công tác cuối năm 2023 tại một xã biên giới huyện Đăk Glei.

Trong khi chính quyền và ngành chức năng đang chạy đua với dịch bệnh, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, thì người dân lại khá “đủng đỉnh”, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, ngay cả khi đàn lợn của gia đình bên cạnh đã phải tiêu hủy vì dịch bệnh.

Thậm chí, còn có tình trạng giấu dịch, khi phát hiện lợn bị bệnh không báo với cơ quan chức năng mà bán chạy, hoặc vứt xác lợn c h ế t ra môi trường khiến mầm bệnh phát tán, lây lan nhanh.

171920C%E1%BA%A7n%20n%C3%A2ng%20cao%20%C3%BD%20th%E1%BB%A9c%20ph%C3%B2ng,%20ch%E1%BB%91ng%20d%E1%BB%8Bch%20b%E1%BB%87nh%20cho%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20ch%C4%83n%20nu%C3%B4i%20nh%E1%BB%8F%20l%E1%BA%BB

Cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh cho người chăn nuôi nhỏ lẻ. Ảnh: T.H

 

Là dịch bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh, có khả năng gây tổn thất lớn về kinh tế, bệnh tả lợn Châu Phi ảnh hưởng tiêu cực đến chăn nuôi và nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

Vì vậy, để chủ động ngăn chặn dịch bệnh ngay từ đầu, hạn chế thấp nhất sự lây lan, giảm thiểu thiệt hại, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống, không để “nước đến chân mới nhảy”.

Đây không phải là “việc riêng” của ngành Nông nghiệp hay là của cán bộ thú y, mà mỗi ngành, mỗi địa phương đều phải tham gia tích cực và trách nhiệm thì mới hiệu quả.

Theo đó, các cấp, các ngành cần thực hiện đúng theo chức năng được phân công, không chỉ ra văn bản chỉ đạo mà phải có những biện pháp, hướng dẫn hành động kịp thời, từ phân công lực lượng, cung cấp phương tiện, dự trù kinh phí đến tổ chức giám sát chặt chẽ, nắm bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh chính xác, kịp thời.

Tại văn bản số 2577/UBND-NNTN ngày 21/7, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Trong đó, tuyệt đối không được chủ quan, coi nhẹ việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; không giấu dịch; giám sát tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi đến từng hộ chăn nuôi nhằm phát hiện sớm, xử lý dứt điểm.

Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn c h ế t làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi  trường.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức phòng dịch của người chăn nuôi nhỏ lẻ; hướng dẫn người chăn nuôi chủ động vệ sinh, sát trùng khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh; áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn thịt

Chỉ như vậy mới không còn nghe những tiếng thở dài!

Thành Hưng


Nguồn bài viết:
http://baokontum.com.vn/kinh-te/de-khong-con-nghe-nhung-tieng-tho-dai-42903.html