Đăk Tô: Phát triển cây mắc ca gắn với quản lý tài nguyên rừng

7

baokontum.com.vn

08/08/2024 06:21

Đến nay, qua 2 năm (2022-2024) triển khai thực hiện “Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Thủ tướng Chính phủ (viết tắt Đề án), huyện Đăk Tô trồng mới khoảng 1.200ha mắc ca, với tỷ lệ cây sống trung bình đạt trên 95%.

Ông Đặng Quang Hải- Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết:  2 năm qua, UBND huyện ưu tiên các nguồn kinh phí từ chương trình MTQG cùng với nguồn ngân sách huyện để hỗ trợ 100% chi phí cây giống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách; 70% chi phí cây giống cho hộ đồng bào DTTS và 50% chi phí cây giống cho các đối tượng còn lại để tập trung phát triển cây mắc ca tập trung theo hướng hàng hóa, liên kết, bao tiêu sản phẩm với Công ty Cổ phần Dương Gia Kon Tum. Đồng thời, hỗ trợ 10 triệu đồng/1ha cho các hộ dân đang sản xuất nông nghiệp trên đất quy hoạch lâm nghiệp chưa có rừng để phát triển rừng sản xuất bằng trồng cây mắc ca.

Đến nay, qua 2 năm triển khai thực hiện, bà con nông dân trên địa bàn huyện trồng mới khoảng 1.200ha mắc ca, với tỷ lệ cây sống trung bình đạt trên 95%. Hiện tại, toàn huyện có khoảng 50ha mắc ca cho sản phẩm, với năng suất khoảng 30 tạ hạt tươi/ha, thu nhập khoảng 270 triệu đồng/ha/năm.

1617071,%20V%C6%B0%E1%BB%9Dn%20%C6%B0%C6%A1m%20c%C3%A2y%20m%E1%BA%AFc%20ca%20c%E1%BB%A7a%20C%C3%B4ng%20ty%20c%E1%BB%95%20ph%E1%BA%A7n%20D%C6%B0%C6%A1ng%20Gia%20Kon%20Tum%20t%E1%BA%A1i%20th%E1%BB%8B%20tr%E1%BA%A5n%20%C4%90%C4%83k%20T%C3%B4

Vườn ươm cây mắc ca của Công ty cổ phần Dương Gia Kon Tum tại thị trấn Đăk Tô. Ảnh: T.V.P

 

Để phát triển diện tích mắc ca bền vững, trong thời gian qua, UBND huyện  tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn, Công ty Cổ phần Dương Gia Kon Tum đóng chân trên địa bàn huyện tăng cường tổ chức hội thảo, tập huấn kỹ thuật đầu tư trồng, chăm sóc cây mắc ca theo quy trình kỹ thuật của Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho các hộ dân đã, đang và có nhu cầu phát triển cây mắc ca.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện trồng cây mắc ca, trên địa bàn huyện vẫn còn một số hộ dân trông chờ, ỷ lại nhà nước, hạn chế đầu tư phân bón, tưới nước, tủ gốc giữ ẩm cho cây mắc ca trong mùa khô. Vì vậy, khi gặp thời tiết bất lợi như năm 2023 (mùa mưa kết thúc sớm và mùa khô kéo dài đến hết tháng 5/2024), dẫn đến tỷ lệ cây mắc ca c h ế t cao, cá biệt có hộ dân tỷ lệ cây mắc ca c h ế t khoảng 50%. Trước tình hình đó, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn chủ trì, phối hợp với UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá, thống kê thiệt hại do hạn hán gây ra trong vụ đông-xuân 2023-2024 theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai để làm cơ sở xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ dân trồng mắc ca trong thời gian tới.

Trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục hỗ trợ phát triển cây mắc ca để hình thành một số vùng sản xuất tập trung, thực hiện theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ, để tạo ra sản phẩm có chất lượng, an toàn thực phẩm, đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường và hỗ trợ máy móc, thiết bị cho các hợp tác xã phục vụ công tác bảo quản, chế biến sản phảm mắc ca theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Người dân thôn Đăk Ri Peng 2, xã Tân Cảnh trồng xen cây mắc ca giữa vườn cây cà phê. Ảnh: TVP

 

Phó Chủ tịch UBND huyện Đặng Quang Hải cho biết thêm: Trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích cây trồng kém hiệu quả, hết chu kỳ khai thác, diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp đảm bảo điều kiện trồng cây mắc ca; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để cùng nhau hợp tác, giúp đỡ nhau đẩy mạnh chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm mắc ca. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả nguồn kinh phí của các Chương trình mục tiêu quốc gia các chính sách đầu tư hỗ trợ của nhà nước để hỗ trợ một phần kinh phí cho nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu phát triển cây mắc ca bền vững.

Tăng cường công tác phối hợp với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tổ chức hội thảo, tập huấn, chuyển giao khoa học-kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca cho nhân dân trên địa bàn và phối hợp với các doanh nghiệp liên kết, tiêu thụ sản phẩm mắc ca. Chỉ đạo các phòng chuyên môn rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để ưu tiên hỗ trợ một phần kinh phí cho nhân dân phát triển thủy lợi nhỏ theo Nghị quyết số 28/2019/NQ-HĐND, ngày 18/7/2019 của HĐND tỉnh “về quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh” để chủ động nguồn nước tưới cho diện tích cây mắc ca ở huyện đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.

Trần Văn Phúc


Nguồn bài viết:
http://baokontum.com.vn/kinh-te/dak-to-phat-trien-cay-mac-ca-gan-voi-quan-ly-tai-nguyen-rung-42260.html