Như lạc vào chốn xưa

683

 

Như mỗi làng mỗi tên đều có ý nghĩa riêng của người Việt, làng Phương Hòa (1892) nghĩa là những người ở nơi xa cùng tụ hội về đây lập nghiệp và cùng sống thân ái hòa thuận bên nhau. Quả vậy, từ khi lập làng đến nay, ngừơi dân nơi đây luôn sống hòa hiếu, cần mẫn làm ăn nên đời sống trở nên khấm khá và ngày càng có nhiều người dân tìm đến nơi này sinh sống tạo nên một thôn quê đông đúc, trù phú trong tỉnh. Mặc dù đời sống ổn định, nhiều nhà xây hiện đại khang trang đã mọc lên nhưng người dân vẫn giữ lại khá nhiều ngôi nhà xưa như một minh chứng cho những ngày đầu ông cha lập ấp.

 

Như lạc vào chốn

Nếp nhà xưa là điểm hấp dẫn du khách ghi hình vì thông qua đó du khách có thể gần như cảm nhận được toàn bộ cuộc sống xưa kia của một vùng…

 

Ngoài những ngôi nhà xưa hớp hồn du khách, Phương Hòa còn là một vùng nổi tiếng về các loại hoa và rau xanh cung cấp hàng ngày cho thành phố Kon Tum. Nếu có thêm thời gian lang thang, tản bộ trong làng chắc chắn du khách sẽ khám phá cuộc sống thường nhật có nhiều điều thật thú vị, không khác làng Việt xưa…

 

Xe dừng lại bên đường, hai bên là cánh đồng rộng bao la đang mùa gặt. Tôi như được nghe mùi rơm mới nồng nàn và mùi bùn non ngai ngái ấm nồng xông qua đầu mũi… Qua bao nhiêu thời gian rồi không biết nữa, cánh đồng lúa Hà Gặt lớn nhất Kon Tum thuộc xã Đoàn Kết vẫn cho những mùa vàng bội thu, cung cấp một số lượng lớn lương thực cho dân trong vùng.

 

1536022775 489 Như lạc vào chốn

Cánh đồng Hà Gặt, thôn 5, xã Đoàn Kết được gắn với truyền thuyết là “ruộng Lào” nơi vị Tù Trưởng – cha nàng Brai cai quản xưa kia.

 

Nhưng điều làm người khác phải chú ý đến cánh đồng này không chỉ vì nét đẹp đằm thắm theo kiểu đặc trưng của nông thôn Việt là rộng, phẳng và xa xa trên những gò cao là những thôn xóm người Kinh tự bao đời quây quần bên nhau sau những rặng tre xanh rì rào hay những cây dừa nghiêng mình che bóng mát trước hiên nhà.

 

Mà thật lý thú khi được nghe người dân nơi đây kể về sự tích “ruộng Lào” (bởi xưa kia Kon Tum là vùng đệm, một thời là nơi giao tranh của các bộ tộc). Rồi được nghe chuyện tình của nàng Brai con của tộc trưởng Lào và chàng trai J’Lưng dân tộc Ba Na sống ở thượng nguồn sông Đăk Bla. Câu chuyện tình đẹp và buồn này được nhiều thế hệ người dân nơi đây biết đến. Họ còn kể sau khi nàng Brai không thuyết phục được chàng J’Lưng, nàng quay trở về và từ đó bị ốm rồi chết trong sự buồn bã nhớ nhung… Mộ của nàng hiện vẫn đang nằm trên một ngọn đồi nhỏ trong khu vực này. Nghe đâu sau năm 1990, chính phủ Lào có cho người qua tìm kiếm mộ nàng Brai nhưng đến nay vẫn còn là ẩn số…

 

Tiếp đến là câu chuyện giải thích vì sao người Lào rời vùng này đi về phía Tây dãy Trường Sơn định cư như ngày nay… Những câu chuyện xưa rồi nay cứ tiếp nối đan xen… Ta nghe mà không muốn dời bước, những câu chuyện thật gần gũi, đáng yêu như vẫn còn hiện hữu nơi này.

 

Đi tiếp vào trong thêm vài cây số, cùng với màu xanh ngút ngàn của Cà phê, Cao su trên nền đất đỏ trù phú đã làm nổi bậc những nét văn hóa truyền thống của người J’rai trên vùng Ya Chim này đã tạo nên một sắc thái văn hóa đặc trưng duy chỉ có ở Tây Nguyên.

 

1536022775 487 Như lạc vào chốn Một ngôi nhà sàn với nhiều trang trí đặc trưng của người J’rai.

 

Như những ngôi nhà dài với những trang trí như: bầu nước, bầu sữa mẹ… khiến ta liên tưởng về sự trường tồn của dòng tộc mẫu hệ từ bao đời nay vẫn thế. Rồi biểu tượng của Thần mặt trời trên các lan can nhà hay đôi lúc được thấy cách điệu trên mái nhà Rông… vì mặt trời là vị thần tối cao của muôn loài vẫn được người J’rai sùng kính, chiêm bái hàng năm. Cụ thể ta có thể thấy khi mặt trời chiếu những tia sáng đầu tiên xuống trần gian là tất cả các lễ hiến sinh mới được bắt đầu để cảm ơn Thần mặt trời ban cho sự sống… 

 

Rồi khi lang thang đâu đó trong làng du khách sẽ nhận ra vết tích những cây Pơ Lang, cây nêu còn sót lại sau những lễ hiến tế cúng thần linh, cầu mùa, cầu bình an của từng gia đình hay cộng đồng như đưa ta lạc vào thế giới của những lễ hội “lắm lời” và những cầu khấn, cữ kiêng của một thưở hồng hoang hơn là một tín ngưỡng…  

 

1536022775 368 Như lạc vào chốn Du khách có dễ nhận ra các cây nêu – vết tích sau một lễ hiến sinh của người J’rai.

 

Đến đây du khách sẽ cảm thấy như mình cũng đang được sống trong không khí lễ hội với rộn rã của tiếng cồng, cái chiêng và những điệu xoang uyển chuyển, vang vọng cả núi rừng cùng với các nghi thức lễ hội đầy chất tâm linh…

 

Và trên đỉnh mái nhà Rông luôn được trang trí những hình tượng cách điệu đặc trưng của người J’rai như: hoa dã quỳ, rau dớn, mặt trời, sừng trâu. Đặc biệt là cảnh sinh hoạt của người dân như giã gạo, săn bắt thú, uống rượu cần. Và bên trong nhà rông là hình ảnh của đầu trâu và xương hàm được treo lên mái nhà như là một kỷ niệm, một chiến tích và để thông báo với dân làng gần xa là làng đã làm lễ tạ ơn Yàng... Cũng như luôn gợi nhớ, nhắc nhở thế hệ trẻ không quên lễ hội truyền thống của dân tộc mình… 

 

1536022775 11 Như lạc vào chốn1536022775 301 Như lạc vào chốn Xương đầu và răng hàm treo trên mái nhà Rông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.

 

Đặc biệt đi về phía Tây của làng người J’rai, du khách sẽ bắt gặp quần thể kiến trúc nhà mồ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Các hình ảnh điêu khắc mang hình ảnh thân thuộc hàng ngày như cối giã gạo, khố váy, con vật và những tinh tú như trăng, sao… được dựng xung quanh nhà mồ là hình ảnh sinh động về thế giới con người. Thông qua hình tượng của nhà mồ, qua các hình trang trí, những người sống như muốn thể hiện để rồi trao cho người chết cả cuộc sống tốt đẹp nhất mà mình đang có.

 

Rồi nhìn các tượng gỗ được khắc họa dù chỉ vài nét đơn giản nhưng ở đó toát lên tâm tư tình cảm của con người: tượng trầm tư, luôn ngồi ôm mặt như đang suy nghĩ về vòng đời của con một kiếp người hay đang khóc than cho một số phận của người sống lẫn người chết nay phải lìa xa…

 

1536022775 270 Như lạc vào chốn

Tượng người ngồi ôm mặt là mẫu tượng hay được người J’rai dựng ở nhà mồ trong ngày làm lễ bỏ mả.

 

Ngoài lớp tượng người ngồi ôm mặt còn có những lớp tượng khác đầy ngẫu hứng. Do giữ được lâu nên những tượng cũ, tượng mới cứ đan xen với nhau để tạo một rừng tượng mồ đầy bí ẩn và huyền ảo. Nơi đây, tuyệt nhiên không có hình ảnh gợi về cái chết, ma quỷ, thần linh mà tất cả đều là hình ảnh tái sinh về cuộc sống như: tượng người phụ nữ mang thai và ngay bên cạnh đấy là là những cây chuối được trồng từ lúc chôn người chết khi đang mang thai vì người J’rai tin rằng khi thấy cây chuối bắt đầu trổ bông cũng là lúc người phụ nữ ở làng ma đang sinh hạ em bé.

 

1536022775 931 Như lạc vào chốn1536022775 637 Như lạc vào chốn Những mảnh vỏ bầu dùng để xua đuổi những điều xấu và xương hàm của bò, trâu và rất nhiều đuôi heo được treo nơi nhà mồ sau lễ bỏ mả của người J’rai.

 

Điều làm du khách ngạc nhiên nữa là hình ảnh những mảnh vỏ bầu dùng để xua đuổi những linh hồn xấu đi theo ngăn cản không cho linh hồn người chết (biểu tượng một hình người đang ngồi trên lưng con trâu) về với tổ tiên ông bà hay rất nhiều xương đầu, răng hàm, đuôi của các con vật hiến tế được treo trên cây cột chính của nhà mồ sau khi làm lễ bỏ mảlà minh chứng người thân đã làm tròn lời hứa với những người đã khuất. 

  

Thế giới ở đây thật huyền bí với những lễ thức, quan niệm về cuộc sống, cái chết; sự lý giải những sự vật hiện tượng xung quanh họ nhuốm màu sắc tâm linh. Những lễ cúng, cầu khấn, hiến tế cho thần linh để đổi lấy sự yên ổn, no ấm cho cộng đồng. Bằng những phong tục tập quán truyền đời đã tạo nên một sắc thái văn hóa nơi đây.  

 

Những câu chuyện được nghe và những hình ảnh được tận mắt chứng kiến hôm nay làm cho du khách có cảm tưởng như mình đang lạc vào một thế giới khác “thế giới của người xưa”.

 

Bài, ảnh: Tường Lam

Đi đến nguồn bài viết