Xuân về, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plong, Kon Tum) được “nhuộm hồng” bởi hoa mai anh đào. Tuy trời lạnh nhưng hàng ngàn lượt người vẫn đổ về “xứ Đà Lạt 2” này để chiêm ngưỡng loại hoa này.
Những ngày giáp tết, hàng ngàn lượt người trên địa bàn tỉnh Kon Tum và các tỉnh lân cận đã tấp nập lên thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plong, Kon Tum) để ngắm hoa mai anh đào. Lúc này, cả thị trấn Măng Đen đã được “nhuộm hồng” bởi loại hoa mai anh đào. Hai bên đường vào thị trấn là hàng trăm cây mai anh đào đang “khoe sắc” dưới nắng vàng.
Nhìn từ xa, hoa mai anh đào mang vẻ đẹp quyến rũ và đầy kiêu sa. Sở dĩ gọi hoa mai anh đào vì hoa có năm cánh giống hoa mai vàng, mục đích để phân biệt với hoa anh đào của Nhật Bản và Hàn Quốc. Giờ đây, khi nhắc đến hoa mai anh đào, người ta thường nghĩ ngay đến vùng đất Măng Đen, nơi luôn có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm như ở Đà Lạt. Chính vì vậy, nơi đây cũng được mệnh danh là xứ “Đà Lạt 2”.
Đặc biệt, du khách đến với Măng Đen không những được ngắm hoa mai anh đào mà còn tham quan nhiều điểm du lịch Khu du lịch Hồ Đăk Ke, Hồ Đam Bri, Thác Pa sỹ…. Trên địa bàn huyện Kon Plong có 27 khách sạn, nhà nghỉ, homestay nhưng cũng gần hết phòng.
Theo thông tin từ UBND huyện Kon Plong cho biết, tổng lượng khách du lịch đến địa bàn năm 2020 là 157.000 lượt, doanh thu từ du lịch trên địa bàn khoảng 37 tỷ đồng. Công suất sử dụng phòng tại các điểm kinh doanh dịch vụ lưu trú khoảng 40%.
Hình ảnh hoa mai anh đào “nhuộm hồng” xứ Măng Đen:
Khắp thị trấn Măng Đen đều được nhuộm hồng bởi loại hoa mai anh đào
Mỗi ngày, huyện Kon Plong đón hàng ngàn lượt người đến tham qua trong dịp này
Đặc biệt, loại hoa này đã hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ ở các tỉnh lân cận lên chụp ảnh, ngắm hoa
Những bông hoa mai anh đào “khoe sắc” dưới nắng vàng
Ở các khách sạn, nhà nghỉ, homestay, cơ quan nhà nước của huyện Kon Plông đều được trồng loại hoa này
Thiếu nữ “đua sắc” bên những nhánh mai anh đào
Nhiều điểm du lịch cũng đã trồng hàng trăm cây mai anh đào để hấp dẫn khách du lịch đến tham quan
Mãn nhãn với loại hoa mai anh đào ở xứ “Đà Lạt 2”