Củi hứa hôn của phụ nữ Rơ Ngao

460

Dự báo thủy văn từ ngày 26 đến 3092018 trên địa bàn tỉnh Trang web liên kếtWebsite Yên BáiWebsite Vĩnh PhúcWebsite Vĩnh LongWebsite Tuyên QuangWebsite TP.HCMWebsite Tiền GiangWebsite Trà VinhWebsite Thái NguyênWebsite Thái BìnhWebsite Thừa Thiên HuếWebsite Thanh HóaWebsite Tây NinhWebsite Sơn LaWebsite Sóc TrăngWebsite Quảng TrịWebsite Quảng NgãiWebsite Quảng NamWebsite Quảng BìnhWebsite Phú YênWebsite Phú ThọWebsite Ninh ThuậnWebsite Nghệ AnWebsite Nam ĐịnhWebsite Long AnWebsite Ninh BìnhWebsite Lai ChâuWebsite Lạng SơnWebsite Lâm ĐồngWebsite Lào Caiwebsite Kon Tumwebsite Kiên GiangWebsite Khánh Hòawebsite Hưng YênWebsite Hòa BìnhWebsite Hậu GiangWebsite Hải PhòngWebsite Hải DươngWebsite Hà TĩnhWebsite Hà TâyWebsite Hà NộiWebsite Hà NamWebsite Hà GiangWebsite Gia LaiWebsite Đồng NaiWebsite Đồng ThápWebsite Điện BiênWebsite Đắk NôngWebsite Đắk LắkWebsite Đà NẵngWebsite Cao BằngWebsite Cần ThơWebsite Cà MauWebsite Bình ThuậnWebsite Bình PhướcWebsite Bình DươngWebsite Bình Địnhwebsite Bến Trewebsite Bắc Ninhwebsite Bắc KạnWebsite Bắc GiangWebsite Bà Rịa-VTWebsite An GiangỦy Ban TDTTThanh tra Chính phủTổng Cục ThuếTổng cục Thống kêTổng cục Du lịchTổng cục Hải quanCục Kiểm LâmBộ Tư phápBộ Nội vụBộ NN&PTNTBộ GTVTBộ Y tếBộ Xây dựngBộ TT-TTBộ GD-ĐTBộ VHTTDLBộ Khoa học Công nghệBộ Công nghiệpBộ Công thươngBộ Quốc phòngBộ Ngoại giaoBộ TN-MTBộ KH-ĐTBộ Công anVăn phòng Chính phủỦy ban Dân tộcNgân hàng Nhà nướcCải cách hành chính Dự báo thủy văn từ ngày 26 đến 3092018 trên địa bàn tỉnh Dự báo thủy văn từ ngày 26 đến 3092018 trên địa bàn tỉnh

Củi hứa hôn của phụ nữ Rơ Ngao

Theo phong tục, trước khi đi lấy chồng, những người con gái Rơ Ngao (làng Tu Peng, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô, Kon Tum) phải vào tận rừng sâu kiếm cả trăm bó củi dẻ về làm lễ vật mang tặng bố mẹ chồng.

 

Sống giữa mảnh đất đại ngàn, cây cối rậm rạp, nhưng người Rơ Ngao sống tại làng Tu Peng rất xem trọng củi. Với họ, củi là một trong những thứ không thể thiếu được trong mỗi gia đình. Vì vậy, từ xa xưa, người dân nơi đây đã có một luật tục khá kì lạ, đó là mỗi một cô gái đến tuổi cập kê, đều phải vào rừng kiếm củi để chuẩn bị làm lễ vật cho gia đình nhà chồng.

Già làng A Hanh cho hay, củi là thứ rất quan trọng nói lên tình yêu của người con gái đối với người con trai. Nhìn vào những bó củi kiếm được của người con gái, người trong làng có thể đánh giá được người con gái đó “công, dung, ngôn, hạnh” như thế nào.

 

cui 2 Để lấy được chồng, những người phụ nữ làng Tu Peng phải gùi cả trăm bó củi như thế này trên vai.
Nếu củi của người con gái càng nhiều, đẹp, đều… nói lên đó là đống củi của một người con gái có đôi bàn tay khéo léo, có hình thức đẹp, sống hiếu thảo, cẩn thận và chắc chắn người chồng mà cô ta sắp lấy là một chàng trai khỏe mạnh và đẹp trai và tình yêu của người con gái với người con trai đã rất sâu nặng. Chính vì điều này nên người dân của làng Tu Peng luôn xếp củi để khoe trước nhà.

Điều đặc biệt của luật tục, củi hứa hôn của người con gái phải là củi lấy từ cây dẻ khỏe mạnh. Nếu người con gái nào lấy củi từ cây dẻ bị cụt ngọn thì đó sẽ là điềm xấu cho hôn nhân sau này.

Ngoài ra, củi hứa hôn phải tuân thủ đúng quy định như: mỗi thanh củi phải có chiều dài khoảng 80cm, thanh củi phải thẳng, chắc, tất cả vỏ ngoài phải được lột sạch sẽ, đầu của mỗi thanh củi phải được chặt bằng hoặc nhọn tất cả.

Chính vì những quy định khắt khe này nên mỗi người con gái mới lớn đều phải chịu rất nhiều hiểm nguy, vất vả trong thời gian dài từ 2 đến 3 năm để vào rừng kiếm đủ số củi mới được lấy chồng. Đây cũng là thời gian thử thách khó khăn nhất cho tình yêu của người con gái với người con trai.  

 

cui Chị Y Na có cuộc sống hạnh phúc, được bố mẹ chồng thương yêu vì kiếm được nhiều củi.
Già A Hanh cũng cho biết thêm, trước đây khi rừng còn nhiều cây cối, người con gái phải một mình vào rừng kiếm củi. Nếu người con trai nào mà đi kiếm củi giúp người con gái, bị làng phát hiện thì sẽ bị phạt vạ. Còn bây giờ, khi rừng đã bị tàn phá nhiều, để kiếm được củi cho nhà chồng, người con gái phải vào tận rừng sâu mới kiếm được củi, thời gian sẽ rất lâu nên làng đã quyết định cải tổ “luật”, đó là người con gái có thể mượn bất cứ ai trong làng đi kiếm củi giúp mình.

Hiện nay, người con gái nào đã có người yêu chỉ cần mượn người dân trong làng cùng vào rừng kiếm củi giúp. Họ sẽ kiếm củi liên tục từ 20 đến 30 ngày cho người con gái. Khi củi kiếm được đã đủ (ít nhất là 100 bó), hai bên gia đình sẽ tổ chức lễ ăn hỏi và người con gái sẽ mang hết củi đến gia đình nhà chồng. Dựng nhà xếp củi thật ngay ngắn và chờ gia đình nhà chồng tổ chức đám cưới.

Để đáp lại sự vất vả của người con gái khi kiếm củi, bố mẹ chồng sẽ tổ chức đám cưới thật linh đình cho con trai và con dâu với từ 10 – 20 ghè rượu cần, nhiều gà, một con heo thật lớn, gia đình nhà nào có khả năng thì mua thêm bia. Những người kiếm củi giúp cho con dâu sẽ được trang trọng mời đến ăn cưới.

Già Y Háp (70 tuổi) cho biết thêm: “Nếu cô gái nào vụng về, kiếm củi không vừa ý nhà trai thì sau đám hỏi sẽ bị nhà trai trả lại củi và không cưới nữa”.

Để minh chứng, già A Hanh dẫn chúng tôi ra nhà chứa củi mà cô con dâu Y Na đã kiếm ròng rã ba năm cho bố mẹ chồng, già tự hào nói: “Đây là củi con dâu mình kiếm đấy, mình nấu 5 năm nay mà chưa hết. Cái tay của con dâu mình khéo lắm, vợ chồng mình thương nó lắm”.

Chị Y Na cho biết, trước đây để kiếm củi cho bố mẹ chồng, chị phải mất bốn năm vào rừng. Hàng ngày, chị phải trèo qua mấy ngọn đồi, lội mấy con suối, mới đến được nơi có những cây dẻ đẹp chặt về làm củi hứa hôn. Để có được một đống củi lớn, cho bố mẹ chồng nấu hơn 5 năm nay, chị đã gùi nặng trên vai cả nghìn cây số không quản mệt nhọc. Trong thâm tâm lúc ấy chị Na luôn có niềm tin, có như vậy chị mới được bố mẹ chồng yêu thương.
 

NGỌC LINH

Theo Công an TPHCM


Số lượt người xem: 1467 Bản inQuay lại Xem tiếp Dự báo thủy văn từ ngày 26 đến 3092018 trên địa bàn tỉnh Dự báo thủy văn từ ngày 26 đến 3092018 trên địa bàn tỉnh Giới thiệu tỉnh Kon Tum

 

Dự báo thủy văn từ ngày 26 đến 3092018 trên địa bàn tỉnh

Đi đến nguồn bài viết