Tăng cường tuyên truyền an toàn giao thông trong học đường – Trang Thông Tin Điện Tử Công An Tỉnh Kon Tum

    179

    An toàn giao thông luôn là vấn đề quan trọng đặt ra đối với giáo dục học đường với đối tượng chính là học sinh, sinh viên. Tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm luật giao thông vẫn thường xuyên diễn ra với ý thức chấp hành chưa cao. Do đó, đẩy mạnh tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên khi năm học mới đang đến gần là công tác cần triển khai nghiêm túc, hiệu quả.

    Năm học mới 2019-2020 đang đến gần, vấn đề an toàn giao thông lại được đặt ra với những giải pháp cấp bách. Để siết chặt công tác quản lý trật tự an toàn giao thông học đường, nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên, qua đó góp phần giảm thiểu tình trạng vi phạm luật giao thông và tai nạn giao thông xảy ra, Cục Cảnh sát giao thông-Bộ Công an đã có văn bản chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông Công an các đơn vị, địa phương trong cả nước tập trung triển khai một số công tác trọng tâm:

    – Các Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát đường thủy cần chủ động phối hợp với Công an cấp huyện, các đơn vị quản lý giáo dục và đào tạo, các trường học trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, văn hóa và kỹ năng tham gia giao thông an toàn thông qua các hoạt động ngoại khóa đầu năm học cho học sinh, sinh viên. Trong đó, Công an cấp huyện sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình tuyên truyền về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên các trường trong năm học mới.

    C:UsersAdministratorDesktoptải xuống.jpgĐẩy mạnh tuyên truyền an toàn giao thông đối với học sinh, sinh viên

    Thời gian tuyên truyền: Không quá 01 tiết học để phù hợp với tâm lý lứa tuổi; nội dung ngắn gọn và hướng dẫn học sinh, sinh viên sát thực tế tình hình chấp hành giao thông và phòng ngừa tai nạn từ nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đã xảy ra trên địa bàn.

    Nội dung tuyên truyền trên đường bộ: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe máy điện, xe đạp điện; đi xe đạp phải đi đúng phần đường, làn đường quy định; ngồi xe ô tô phải thắt dây an toàn; chú ý quan sát, chấp hành biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông; không tùy tiện dừng, đỗ, để xe dưới lòng đường làm cản trở giao thông, mất an toàn cho mình và người khác; không vi phạm về sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện; không chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng, dàn hàng ngang; chuyển hướng, đi bộ sang đường phải đi đúng phần đường, chú ý quan sát; không điều khiển mô tô, xe gắn máy khi chưa có Giấy phép lái xe.

    Nội trung tuyên truyền trên đường sắt: Khi đi qua đường sắt có hệ thống gác chắn đã đóng, chuông kêu, đèn tín hiệu bật sáng (nhấp nháy đỏ) phải dừng lại; đi qua đường sắt có biển cảnh báo, phải dừng lại quan sát 02 chiều đường sắt bảo đảm an toàn mới được đi qua; không đi bộ, vui chơi trên đường sắt.

    Nội dung tuyên truyền trên đường thủy: Kỹ năng phòng, chống đuối nước; đi học bằng đò ngang phải mặc áo phao, sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh để bảo đảm an toàn.

    – Lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với cơ quan chức năng địa phương khảo sát, kiến nghị khắc phục bất cập về tổ chức giao thông khu vực cổng trường; đề nghị các trường có dịch vụ đưa đón học sinh bằng ô tô phải kiểm tra điều kiện về người điều khiển, an toàn kỹ thuật phương tiện, quy trình, địa điểm đưa đón đúng quy định.

    Khánh Vi

    Đi tới nguồn bài viết