Đi Tây Nguyên ngay và luôn thôi, nơi đây đẹp đến thế này cơ mà!

774

Bạn hãy xem bài viết để biết việc bỏ quên Tây Nguyên khỏi bản đồ du lịch trước đây là một điều cực kỳ thiếu sót.

Đi Tây Nguyên ngay và luôn thôi, nơi đây đẹp đến thế này cơ mà!

Măng Đen, Kon Tum

Măng Đen là một thị trấn thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, có rừng nguyên sinh và nhiều hồ, thác nước. Khí hậu nơi đây mát mẻ trong lành, thích hợp cho du khách tránh nóng mùa hè. Nằm ở độ cao 1.100 – 1.400m so với mặt biển, cách thị xã Kon Tum hơn 50km, giữa ngút ngàn thông và hoa rừng nên thời tiết ở Măng Đen lúc nào cũng se se lạnh.

Ảnh: sodababy

Ảnh: sodababy

Ảnh: crazyvietnamese

Ảnh: crazyvietnamese

Đến với Măng Đen bạn sẽ được đi trên con đường quanh co với hai bên là những rặng thông xanh ngắt, thoang thoảng mùi nhựa thông. Văng vẳng là tiếng chim hót líu lo, khí hậu mát lành mang nét hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng. Chính vì vậy mà Măng Đen được khách du lịch yêu mến gọi là Đà Lạt của Kon Tum.

Ảnh:@star_transtar

Ảnh:@star_transtar

Ảnh: ms.sathy

Ảnh: ms.sathy

Ảnh: vien_travel_tips

Ảnh: vien_travel_tips

Thác Đắk G’lun, Đắk Nông

Tọa lạc tại xã Đắk R’Til, huyện Tuy Đức, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa 60km, thác Đắk G’Lun tuyệt đẹp tung mình ở độ cao hơn 50m rồi lặng lẽ rẻ thành hai dòng nước treo lơ lững trên vách đá, trông như dải lụa mềm bay theo nắng gió giữa rừng núi Tây Nguyên.

Ảnh: lamsonbmt

Ảnh: lamsonbmt

Ảnh: Tuổi Trẻ

Ảnh: Tuổi Trẻ

Ảnh:@myruko

Ảnh:@myruko

Đến với thác G’Lun, bạn không chỉ bất ngờ với vẻ đẹp thiên đường của dòng thác mát lạnh, “kiêu hãnh” tung bọt trắng xóa trên những tán lá rộng, những bờ đá nhấp nhô dưới chân mình mà còn khiến bạn “nghiền” cái không gian bình yên, lẳng lặng cảm nhận những giây phút thư thái, ngắm nhìn những đồi cây tươi xanh và cả những âm thanh vang vọng khắp núi rừng… đó là tiếng thác chảy, tiếng chim ríu rít trong tiếng gió lộng.

Cầu treo Kon Klor, Kon Tum

Cầu treo Kon Klor thuộc địa phận làng Kon Klor, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Đây là chiếc cầu treo bằng sắt to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đắk Bla. Bao quanh Kon Klor là những ngọn núi được bao phủ bởi những nương dâu xanh rì. Cầu Kon Klor đã bắt nhịp đôi bờ sông đưa mọi người đến gần nhau hơn, chiếc cầu được đưa vào sử dụng thì cũng chấm dứt luôn những chuyến đò ngang bằng xuồng độc mộc đã từng xuôi ngược bao năm qua.

Ảnh: Le Anh Tuyen

Ảnh: Le Anh Tuyen

Ảnh: maithuway

Ảnh: maithuway

Ảnh: @toahuynhsehun

Ảnh: @toahuynhsehun

Chùa Minh Thành, Pleiku

Là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Tây Nguyên, Minh Thành không chỉ là niềm tự hào của người dân phố núi mà còn là địa điểm tham quan hấp dẫn của Pleiku. Đặc biệt, không giống như những ngôi chùa khác mang đặc trưng của phật giáo Tiểu thừa, chùa Minh Thành chịu ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản.

Ảnh:@dennynguyen

Ảnh:@dennynguyen

Ảnh:@vyivyi_

Ảnh:@vyivyi_

Ảnh: @oanhnggg

Ảnh: @oanhnggg

Chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo và trở thành nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng. Trải qua những biến động của lịch sử, chùa Minh Thành đã trải qua nhiều đợt trùng tu và vẫn tiếp tục mở rộng cửa để đón thêm nhiều du khách đến tham quan.

Núi lửa Chư Đăng Ya

Núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30 km về hướng Đông Bắc, thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah, ẩn mình giữa rừng xanh, đại ngàn hùng vĩ. Mỗi mùa Chư Đăng Ya lại quyến rũ du khách bằng một nét riêng: vào mùa mưa, Chư Đăng Ya được bao phủ bởi màu xanh bạt ngàn của những ruộng khoai lang, khoai môn hay cây dong riềng, còn đến mùa khô, hàng vạn đóa hoa dã quỳ bung nở khắp sườn núi thu hút du khách khắp nơi tìm về.

Ảnh:@vphuong.thao

Ảnh:@vphuong.thao

Ảnh:lambaodi

Ảnh: @lambaodi

Ảnh: Rimmy Dieu

Ảnh: Rimmy Dieu

Nhà thờ Kon Tum

Nhà thờ chính tòa Kon Tum hay còn được gọi là nhà thờ Gỗ, được xây dựng vào năm 1913 do các linh mục người Pháp khởi xướng, hiện nay dùng làm nhà thờ chính tòa, nơi đặt ngai tòa của vị giám mục giáo phận Kon Tum. Nhà thờ này theo kiến trúc Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na – sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam. Điều đặc biệt của công trình này là được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, không dùng bê tông cốt thép và vôi vữa để sơn trét. Các chi tiết kiến trúc ở đây được chạm khắc tỉ mỉ, công phu làm toát lên khí chất tự nhiên nhưng hào hùng của người dân bản địa.

Ảnh: @hienanh1801

Ảnh: @hienanh1801

Ảnh: @phuongthuy0312

Ảnh: @phuongthuy0312

Ảnh: @miiniie.194

Ảnh: @miiniie.194

Biển Hồ (hồ T’Nưng), Pleiku

Biển Hồ (hồ T’Nưng) là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng nhất Tây Nguyên. Hồ nước này được hình thành từ một miệng núi lửa, đứng nhìn mãi ra xa vẫn không thấy bờ. Người ta ví Biển Hồ như đôi mắt của người dân Gia Lai nói chung và của người dân thành phố Pleiku nói riêng là vì vậy.

Ảnh:@uwmexctdlt

Ảnh:@uwmexctdlt

Ảnh:@lyckng

Ảnh:@lyckng

Ảnh:@thynah.ng

Ảnh:@thynah.ng

Đứng trên bờ nhìn ra xa, bạn sẽ thấy một màu xanh bạt ngàn của nước biển. Hồ nằm trên núi, nên khi du khách đứng trên bờ, gió biển hòa với gió rừng sẽ tạo cho du khách một cảm giác rất lạ, rất khác. Đạp xe băng qua những cánh rừng là cách bạn nên làm để khám phá những vẻ đẹp bí ẩn trong đôi mắt Pleiku ấy.

Hồ Tà Đùng, Đắk Nông

Hồ Tà Đùng vốn là một vùng thung lũng bên núi Tà Đùng, thuộc xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông. Như một mặt gương xanh biếc nổi bật giữa núi rừng Tây Nguyên hoang sơ, nơi đây khiến biết bao du khách đắm say khi đặt chân đến. Nhiều người còn đặt biệt danh cho hồ Tà Đùng là “vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”.

Ảnh:@indochinaexploretours

Ảnh:@indochinaexploretours

Ảnh:@goitenemlamauxanh_

Ảnh:@goitenemlamauxanh_

Ảnh:@quengoungou

Ảnh:@quengoungou

Hành trình tới hồ Tà Đùng không quá khó khăn. Sau khi đến thị xã Gia Nghĩa, bạn đi thêm đoạn đường dài khoảng 48 km men theo quốc lộ 28 là đến được hồ. Tuy đường dài nhưng dễ đi, chạy xe bon bon trong khung cảnh núi rừng hoang vu dọc hai bên sẽ để lại cho bạn những trải nghiệm khó quên.

Theo Thảo Nguyên

***

Đi đến nguồn bài viết