Sau hơn 25 năm hình thành, phát triển mạng lưới “Cô đỡ thôn, bản”, cả nước hiện có gần 3.000 cô đỡ thôn, bản là người dân tộc thiểu số, được đào tạo để tuyên truyền, vận động và cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn tại thôn, bản, góp phần giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ, trẻ sơ sinh ở các vùng sâu, vùng xa.
Mô hình cô đỡ thôn, bản đóng góp không nhỏ trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng đặc biệt khó khăn nói riêng và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam nói chung, trong đó có các mục tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em.
Cô đỡ thôn, bản huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (bên trái) hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Cô đỡ thôn, bản tỉnh Điện Biên (bên trái) truyền thông cách chăm sóc bà mẹ và trẻ em cho người dân huyện Mường Chà. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
“Cô đỡ thôn, bản” huyện Minh Hóa (Quảng Bình) chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đồng bào dân tộc. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Mạng lưới cô đỡ thôn, bản huyện Minh Hóa (Quảng Bình) hoạt động hiệu quả trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho đồng bào dân tộc. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Chị Y Thuốt (giữa, hàng sau), cô đỡ thôn, bản làng Kà Đừ, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum hạnh phúc bên những đứa trẻ do chính tay mình đỡ. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Cô đỡ thôn, bản Sùng Thị Của thăm khám cho hai mẹ con sản phụ Hạng Thị Công ở bản Pu Nhi B, xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN
Cô đỡ thôn, bản tuyên truyền việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Cô đỡ thôn, bản tuyên truyền việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Cô đỡ thôn bản chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở xã vùng cao tỉnh Sơn La. Ảnh: Diệp Anh/TTXVN
Thầm lặng những cô đỡ thôn bản ở vùng cao
Điện Biên Đông là một trong những huyện nghèo vùng cao của tỉnh Điện Biên với địa hình chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn.
Cô đỡ thôn bản giúp người dân vùng khó tiếp cận dịch vụ làm mẹ an toàn
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: Đào tạo cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn là một giải pháp tạm thời nhưng rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp gỡ bỏ những rào cản về địa lý, văn hóa và tài chính khiến phụ nữ dân tộc thiểu số không thể tiếp cận được với các dịch vụ khám thai, đỡ đẻ an toàn và chăm sóc sau sinh.
Cô đỡ thôn bản Thào Thị Se và ước mơ có nhiều quần áo sơ sinh cho trẻ
Làm công việc đỡ đẻ ở vùng khó khăn, chị Thào Thị Se luôn cảm thấy áy náy mỗi khi nhìn các em bé chào đời mà không có quần áo mặc, những lúc ấy chị muốn mình có thật nhiều đồ sơ sinh để mang tặng các em bé.
Bộ Y tế biểu dương các cô đỡ thôn bản tiêu biểu
Với vai trò hỗ trợ sinh đẻ cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các cô đỡ thôn bản đã được Bộ Y tế ghi nhận và biểu dương.